Kho Game Khủng
Vườn thượng uyển
Phong Vân tà kiếm
Chiến Thần Online
Siêu Bài iWin 2012
Ngọa Long Tam Quốc
Vườn thượng uyển
Phong Vân tà kiếm
Chiến Thần Online
Siêu Bài iWin 2012
Ngọa Long Tam Quốc
Tôi viết truyện này khi đã xa quê hương được 4 năm. Cảm xúc nhớ nhà mãnh liệt nơi xa xứ thôi thúc tôi viết cho thành phố đã sinh ra và nuôi dưỡng tâm hồn tôi: Hà Nội.
—-
Một sáng mùa thu, sân bay Nội Bài:
Không khó để nhận ra em giữa dòng người đang ùa ra từ phòng lấy hành lí ký gửi. Em mặc một chiếc quần bò bạc màu, chiếc áo quây màu mận chín làm nổi bật làn da trắng sữa của em, đôi khi tôi vẫn không hiểu làm thế nào sống giữa cái nắng gay gắt của Sài Gòn mà em vẫn giữ được làn da như thế. Mái tóc dài đã búi lại gọn gàng, và dễ nhận ra hơn cả là cặp kính gọng to nobita quen thuộc, câu đầu tiên em nói với tôi:
- Chào anh, chàng trai Hà Nội.
Vâng, “chàng trai Hà Nội”. Với tính chất của công việc, tôi may mắn đã được đi công tác chu du khắp 4 Châu lục trên thế giới, hễ mỗi khi được hỏi đến từ đâu, tôi luôn tự hào trả lời “Tôi là người Hà Nội”, mặc dù sau đó phải giải thích cụ thể cho họ đó là thủ đô của Việt Nam, một đất nước tươi đẹp ở Đông Nam Á. Chỉ ai là người Hà Nội mới hiểu cái cảm giác tự hào khi được khẳng định mình là người con Hà thành, và không ai giống ai, mỗi người đều có những cảm xúc và kỷ niệm riêng. Với tôi, Hà Nội bình dị lắm.
Hà Nội trong tôi là những tiếng rao buổi sớm trong trẻo tan vào làn sương đêm còn sót lại, len lỏi vào từng con ngõ nhỏ.
Hà Nội trong tôi là những ngày chuyển mùa, ngồi co ro quán nước vỉa hè nhấp những ngụm trà nóng, vừa chống chọi lại những cơn gió đông bắc lạnh buốt, vừa nghe những câu chuyện của bà bán nước kể về quãng đời hồi trẻ trải qua chiến tranh thế nào, để rồi giờ đây lại vật lột với cuộc sống Hà thành, những cơn bão vật giá mỗi năm ra sao.
Hà Nội trong tôi là những chiều xuân thất tình, cô độc thả bước vô định trên từng con phố cổ, để mặc cho cơn mưa phùn dẫn lối …
Hà Nội trong tôi là những sớm mùng 1 Tết, dậy sớm lao ra những con phố vắng để thỏa mãn cái cảm giác ích kỷ được sở hữu Hà Nội cho riêng mình …
Giờ đây, tôi đang lái xe chở một người con gái từ phương Nam ra thăm thủ đô. Em ngồi ghế bên cạnh, kéo cửa kính xuống và chống tay tựa cằm im lặng tận hưởng không khí Hà Nội. Những ngọn gió đầu thu nghịch ngợm vờn đùa mái tóc, nắng sớm như những dải lụa vàng trong veo, đổ nghiêng trên má em hồng. Con đường từ sân bay vào thành phố như ngắn lại, xa xa, những chấm nhỏ đang lớn dần hiện rõ lên những tòa nhà chốn thành thị. Hà Nội dang tay ôm em vào lòng.
***
Cà phê Lâm, số 60 Nguyễn Hữu Huân.
Ngồi đối diện tôi, em không tiếc lời khen bữa sáng bánh cuốn chúng tôi vừa ăn ở một quán nhỏ trên phố Tô Hiến Thành, nằm ở ngã tư giao với phố Bùi Thị Xuân. Quán thì chỉ độ 5 mét vuông, khách phải ngồi tràn cả ra vỉa hè, bà chủ quán vừa bán vừa la mắng cô phụ việc, vậy mà quán vẫn đông từ sáng sớm.
Em nhâm nhi uống cốc sinh tố, nhìn cốc cà-phê đen của tôi rồi hỏi:
- Anh hổng cho đường mà vẫn uống được sao?
- Em biết không, người ta nói con trai Hà Nội không bao giờ phải cho đường vào đồ ăn thức uống, vì miệng của họ đã ngọt sẵn rồi.
- Dạ vâng, thế nên mới cưa đổ hết em này đến em khác – nói rồi em nhéo tay tôi một cái đau điếng.
Tình cờ, em quay sang và đăm chiêu ngắm một bức tranh treo trên tường trong quán, một bức chân dung người đàn ông vẽ theo phong cách ấn tượng, khuôn mặc gầy guộc bị che khuất một nửa bởi chiếc khăn quàng len màu đen to xụ. Nổi bật nhất có lẽ là đôi mắt sáng quắc đang nhìn chằm chằm vào người xem rất ám ảnh. Hiểu thắc mắc của em, tôi giải thích:
- Bức tranh đó là bức tự họa của danh họa Bùi Xuân Phái, một người con ưu tú của đất Hà thành này. Em biết không, người ta nói tình yêu Hà Nội của ông nhiều đến mức trái tim nhỏ bé của mình không chứa đủ, ông phải nhờ đến hội họa để san sẻ gửi gắm bớt thứ tình cảm thiêng liêng đó. Từ thời trẻ, ông đã phải chịu một cuộc sống nghèo khổ bị chi phối bởi miếng cơm manh áo, nhưng có lẽ sự cơ cực đó đã đủ mạnh để phá tan nhà ngục tầm thường, để giải phóng những cảm hứng hội họa của ông. Cả đời mình danh họa này luôn kiếm tìm những góc nhìn riêng phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà cũ kỹ, cột đèn gù khổ chiếu một thứ ánh sáng yếu ớt vàng vọt lên con phố, những cột điện nghiêng vẹo… Nổi lên trong những bức “Phố Phái” đó là hình ảnh con người, từ những người đạp xích lô, kéo xe thồ, những anh thợ phu vất vả, những chị gánh hàng rong bươn trải với những khó khăn của cuộc sống…
***
Để hiện thực hóa những gì trong tranh, tôi dẫn em tản bộ trên những con phố cổ. Tôi chỉ cho em thấy không khí mua sắm sầm uất ở qua những con phố Hàng Gai, phố Hàng Hòm, Hàng Mã, Hàng Bạc, Hàng Buồm. Em đã rất ngạc nhiên trước những hình ảnh chị bán hoa luôn đeo khẩu trang, để thúng xe lên xe đạp và dắt bộ, những em bé đánh giầy nói tiếng Anh trôi chảy chạy theo những ông bà Tây…
Tôi dẫn em đi xem chợ Đồng Xuân qua những câu chuyện lịch sử, nơi đây đã là chiến lũy oach liệt của những người lính anh dũng bảo vệ thủ đô vào những năm thập kỷ 40. Tiếp đó, tôi dẫn em qua phố Hàng Mã, con phố đặc trưng bởi những mặt hàng giấy màu rực rỡ cả một góc phố… Em lúc này như đang tham lam gom ghém tất cả những điều mới lạ về Hà Nội cất giữ vào lòng. Em hỏi tôi rất nhiều, thấy cái gì mới lạ em đều hỏi dù là nhỏ nhất, những lúc như thế tôi đều ân cần giải thích, đôi khi phải dùng cả những kiến thức lịch sử về thủ đô để thỏa mãn trí tò mò ham hiểu biết của cô bé miền Nam đặc biệt này. Em thích Hà Nội lắm, chuyện, thành phố của tôi cơ mà!
Tôi dẫn em đi thăm hết những mặt hồ của thành phố, từ hồ Thuyền Quang thơ mộng, Hồ Tây bâng khuâng rồi dừng lại ở Hồ Gươm cổ tích. Chúng tôi sánh bước bên nhau lững thững đi dạo, tôi “vô ý” chạm vào tay em, rồi rón rén nắm lấy đôi bàn tay nhỏ nhắn đó. Kể cũng lạ, đôi bàn tay tôi đã từng mạnh mẽ ném rất nhiều em gái lên giường và lột bỏ hết quần áo của họ, nhưng tại sao giờ đây chỉ nắm tay em thôi lại run đến vậy. Chúng tôi cố nhìn xung quanh để tỏ vẻ không quan t
Đến trang: